Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

Hội nghị tập huấn xây dựng nhãn hiệu Bưởi Nam Hòa

20-10-2023

Ngày 17 tháng 10 năm 2023 tại hội trường UBND xã Nam Hòa, phòng Nông nghiệp huyện Đồng Hỷ phối hợp với UBND xã Nam Hoà tổ chức hội nghị tập huấn xây dựng nhãn hiệu Bưởi Nam Hòa. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng quản lý đo lường chất lượng thuộc sở khoa học công nghệ tỉnh Thái Nguyên, Bà Mã Thị Uyên- cán bộ chuyên môn phòng Nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, Ông Đỗ Ngọc Đông - Phó chủ tịch UBND xã, ông Trần Văn Phương - Chủ tịch hội Nông dân xã Nam Hòa, cùng toàn thê các ông, bà trưởng xóm trong toàn xã có mặt dự hội nghị đông đủ.

Khai trương Thư viện văn hóa xã Nam Hòa

11-10-2023

Hôm nay ngày 11/10/2023 Tại UBND xã Nam Hòa diễn ra chương trình khai trương Thư viện văn hóa xã Nam Hòa. Tới dự và chỉ đạo chương trình có các đ/c Đại biểu: Đ/c Hà Mai Hiền- Phó giám đốc thư viện tỉnh Thái Nguyên, Đ/c Lê Hồng Sơn - Phó trưởng phòng VHTT huyện Đồng Hỷ, Đ/c Nguyễn Quang Hùng - Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch HĐND xã, Đ/c Lê Văn Lâm - Phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch UBND xã Nam Hòa, cùng toàn thể các đ/c Đại diện lãnh đạo UB MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội xã Nam Hòa và các ông bà trưởng xóm trong toàn xã có mặt dự đông đủ.

Soọng Cô là làn điệu dân ca mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Sán Dìu, được lưu giữ hàng trăm năm qua.

24-08-2023

Cũng như những dân tộc anh em khác, đồng bào dân tộc Sán Dìu ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có tiếng nói, chữ viết và kho tàng văn hóa nghệ thuật mang bản sắc riêng. Trong đó Soọng Cô là làn điệu dân ca đặc sắc của đồng bào dân tộc Sán Dìu, được lưu giữ hàng trăm năm qua.

Đình làng Đồng Chốc có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời là nơi thanh tịnh, giúp cho du khách tĩnh tâm, có niềm tin yêu cuộc sống về thiên nhiên, cảnh vật, con người nơi đây

01-08-2023

Đình làng Đồng Chốc ( thuộc xã Nam Kỵ cũ) nay là xóm Đồng Chốc, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ XVIII thời vua Lê Hiển Tông ( niên hiệu Cảnh Hưng). Đình được thiết kế theo kiểu chữ “Đinh” với 3 gian chính và hậu đường, sân đình rộng vừa là nơi tổ chức các lễ hội dân gian vừa để tổ chức việc làng và việc xã.

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 3478315